Cách trả lời điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi về điểm mạnh điểm yếu của ứng viên

Để giải quyết câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn, bước đầu tiên cần làm đó là hiểu mục đích và lý do tại sao nhà tuyển dụng lại cần biết những thông tin này. Đó là vì để:

  • Đánh giá sự tự nhận thức bản thân của ứng viên: Các ứng viên có khả năng tự nhận thức được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân có thể có hành động cải thiện điểm yếu và tận dụng tối đa các điểm mạnh để phát triển trong công việc.
  • Đánh giá liệu ứng viên có chủ động cải thiện điểm yếu hay không: Tự nhận thức được điểm yếu của mình chỉ là một bước nhỏ đầu. Không phải ai cũng có thể khắc phục được điểm yếu của bản thân nếu chỉ nói về nó như một thứ lý thuyết. Điều quan trọng phía sau đó là bạn có nỗ lực để cải thiện các khuyết điểm và nâng cao kỹ năng của bản thân không, đó chính là điều nhà tuyển dụng cần biết.
  • Tìm hiểu phong cách làm việc: Một phần phong cách và tinh thần làm việc sẽ được thể hiện qua cách bạn trả lời về điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn. Ví dụ như cách bạn khắc phục sự thiếu cẩn trọng hoặc bạn có xu hướng làm việc độc lập hay hợp tác làm việc nhóm hơn, các kỹ năng của bạn sẽ dung hòa với các thành viên khác trong team thế nào,…
  • Thăm dò về cách bạn xử lý tình huống khi đối mặt với những câu hỏi khó.

Nắm được điều nhà tuyển dụng muốn khi đặt câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu vẫn chưa đủ, bạn cần có các mẹo và cách trả lời sao cho khéo léo, thông minh như sau.

Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu khi phỏng vấn

Một vài tip trả lời phỏng vấn về ưu điểm, khuyết điểm thật sáng tạo ngay dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh, điểm yếu thật xuất sắc.

Điểm mạnh

Đối với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về những điều bạn muốn nói và cách bạn trình bày khi được hỏi về điểm mạnh của bản thân.

  • Tại sao bạn lại giỏi làm X ? Có thể minh chứng cho nó bằng cách nào?
  • Làm thế nào mà X có thể giúp bạn làm việc ở vị trí này? (Hoặc là X đã giúp bạn thế nào trong các công việc trước đây?)

Trả lời được 2 câu hỏi dưới đây là bạn đã hình dung và nắm được ưu điểm của bản thân mình, đưa ra các câu trả lời có sức tác động lớn, chân thực và phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Ngoài ra, chúng tôi có 5 lời khuyên cho bạn trước khi trả lời câu hỏi về điểm mạnh, ưu điểm của bản thân như sau:

#1 Điểm mạnh có liên quan đến công việc.

#2 Hãy khiêm tốn và thừa nhận rằng bạn vẫn còn rất nhiều điều cần được học hỏi, phát triển.

#3 Điểm mạnh phải có thật.

#4 Kèm thêm dữ kiện, số liệu mà bạn đã đạt được trong quá khứ.

#5 Nhấn mạnh rằng điểm mạnh này có thể mang lại lợi ích cho công ty đến thế nào.

Và nếu bạn chưa thể nghĩ ra điểm mạnh của mình ngay bây giờ, thì có thể tham khảo một vài từ mà bạn có thể đề cập đến trong câu trả lời về ưu điểm của mình như:

  1. Tập trung
  2. Kiên nhẫn
  3. Hợp tác
  4. Sáng tạo
  5. Đồng cảm
  6. Chủ động
  7. Linh hoạt, nhạy bén
  8. Trung thực
  9. Cầu tiến, liên tục học hỏi
  10. Làm việc theo nhóm
  11. Lãnh đạo
  12. Tích cực

Điểm yếu

Làm nổi bật ưu điểm của bản thân khi trả lời câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn mới chỉ là một nửa quá trình. Phần còn lại chính là trả lời về điểm yếu làm sao cho nhẹ nhàng, tinh tế.

Sẽ rất mất điểm nếu bạn sử dụng các câu mô tả điểm yếu như “Tôi có điểm yếu đó là quá cầu toàn”, “điểm yếu của em là không có khuyết điểm gì” hoặc đề cập đến một điểm yếu có thể thực sự làm hỏng cơ hội nhận được công việc như ý. Ví dụ như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh nhưng lại nhận xét điểm yếu của bản thân là giao tiếp kém.

Vì vậy, trước khi nói đến điểm yếu của mình, bạn hãy xem xét vị trí ứng tuyển và lựa chọn các khuyết điểm không ảnh hưởng tới kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn.

ITNavi có 5 lời khuyên dành cho bạn khi trả lời câu hỏi “Bạn có điểm yếu nào không?”:

#1 Trung thực nhưng khéo léo.

#2 Tự nhận thức được điểm yếu và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.

#3 Thể hiện sự sẵn sàng học hỏi để khắc phục các khuyết điểm.

#4 Trong điểm yếu có thể ẩn chứa các điểm mạnh, hãy đẩy điểm mạnh đó lên.

#5 Cụ thể hoá điểm yếu, có thể lấy ví dụ về một điểm yếu nào đó, quá trình khắc phục và biến nó thành ưu điểm của mình.

Một vài từ chỉ điểm yếu bạn có thể tham khảo khi trả lời câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn như:

  1. Quá chi tiết
  2. Kỷ luật kém
  3. Rất hướng nội/hướng ngoại
  4. Không có kỹ năng giao việc
  5. Thuyết trình kém
  6. Thiếu cẩn thận
  7. Nhạy cảm
  8. Làm việc theo cảm tính
  9. Dễ nổi nóng
  10. Khả năng tính toán kém
  • Chia sẻ bài đăng này

Để lại một bình luận